Triển khai Kế hoạch thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024
Nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch số 24-KH/BCĐ ngày 01/3/2024 về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng với 7 nội dung trọng tâm. Bao gồm:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Cấp ủy các cấp, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, trọng tâm là: Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”; Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; Kết luận số 07-KL/TU, ngày 31/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh uỷ khoá XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, gắn với các kết luận, chỉ thị, kế hoạch của Trung ương, của Tỉnh về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động một cách đồng bộ, đi vào chiều sâu ở tất cả các loại hình cơ sở, nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

Thứ hai, gắn việc thực hiện dân chủ ở cơ sở với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tổ chức thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tuyên truyền, tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh về thực hiện dân chủ ở cơ sở; trọng tâm là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Công văn 1460-CV/TU, ngày 24/10/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng về triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Kế hoạch số 143-KH/UBND, ngày 14/7/2023 của UBND tỉnh Sóc Trăng về triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong chương trình công tác của cơ quan, đơn vị; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, chủ doanh nghiệp. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo hướng về cơ sở, phát huy thực chất, hiệu quả quyền làm chủ của Nhân dân nhằm xây dựng đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong sạch, vững mạnh, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, các dự án, công trình trọng điểm, các Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hành và phát huy dân chủ ở cơ sở. Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ đảng viên; Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Quy chế số 07-QC/TU, ngày 19/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng về Quy chế đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân nhằm phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền.

Tiếp tục thực hiện Đề án số 01/ĐA-MTTW-BTT, ngày 05/5/2015 của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về “Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” nhằm tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân tham gia góp ý xây dựng và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước; thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng cường sự tham gia của người dân trong các hoạt động tự quản cộng đồng (Tổ Hòa giải cơ sở, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng).

Thứ tư, phát huy dân chủ gắn với việc thực hiện công tác dân vận chính quyền. Ban Dân vận các cấp, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC, phối hợp với các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11//2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại và giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của Nhân dân theo Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của Nhân dân tăng cường đoàn kết thống nhất nội bộ, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tốt vai trò của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Xây dựng kế hoạch thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với việc thực hiện cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 29/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 27/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án số 03/ĐA-UBND của UBND tỉnh Sóc Trăng về Chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, liêm chính, trách nhiệm, là công bộc của dân, gắn bó với Nhân dân, phục vụ Nhân dân. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả việc cung ứng dịch vụ công nhằm tạo sự hài lòng cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Thứ năm, kịp thời kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở các cấp. Cấp ủy các cấp thường xuyên rà soát củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp. Ban Chỉ đạo kịp thời ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ thành viên cụ thể, phát huy vai trò từng thành viên trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”, trong đó quan tâm xây dựng các mô hình, điển hình về thực hiện dân chủ ở cơ sở thiết thực, hiệu quả.  

Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên và kiểm tra đột xuất nhằm đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024.  

Thứ bảy, chú trọng công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở. Công tác sơ kết, tổng kết phải đảm bảo đúng thời gian, tiến độ, chất lượng theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.  

 Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh giao Ban Dân vận Tỉnh ủy, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tham mưu Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở; kịp thời rà soát, củng cố, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở tỉnh; triển khai, hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ương và của Tỉnh ủy có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Phối hợp với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi việc tuyên truyền, phổ biến, triển khai và tổ chức thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định có liên quan. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch này, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện QCDC ở cơ sở và Thường trực Tỉnh ủy. Các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở các huyện, thị xã, thành phố căn cứ kế hoạch này, nghiên cứu, vận dụng xây dựng kế hoạch thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024 và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đề ra nhằm góp phần thực hiện tốt việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh./.

Hồng Phúc

Lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và Nguyên Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh uỷ qua các thời kỳ Quang cảnh buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng Tập thể điển hình Cá nhân điển hình Cá nhân điển hình Đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ôn lại truyền thống 90 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng Đồng chí Lâm Văn Mẫn – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu trong buổi họp mặt Bí thư Tỉnh ủy Lâm Văn Mẫn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Thị Cẩm Đào trao quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Dương Sà Kha
video

Thống kê truy cập
  • Đang online: 27
  • Hôm nay: 206
  • Trong tuần: 1 565
  • Tất cả: 359933
Cơ quan chủ quản: Ban Dân vận Tỉnh ủy ST - Thường trực BCĐ Quy chế Dân chủ cơ sở Địa chỉ: 247 Nguyễn Trung Trực, Phường 2, TP Sóc Trăng Điện thoại: 0299.3822966 - 0299.3812250; Fax: 0299.3822966; Email: trangtinbandanvansoctrang@gmail.com Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Hồng Cẩm - Phó trưởng Ban Biên tập, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy - Website: http://www.danvan.soctrang.gov.vn.