Công tác vận động quần chúng tôn giáo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn mới
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.

    Như vậy, đối tượng công tác dân vận là Nhân dân (con người); mục tiêu công tác dân vận là mục tiêu chung của cách mạng, mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; nội dung cơ bản của công tác dân vận là tổ chức lực lượng Nhân dân đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng. 

    Tỉnh Sóc Trăng hiện nay có các tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, các hệ phái Cao Đài (Tây Ninh, Tiên Thiên, Minh Chơn Đạo, Ban Chỉnh Đạo, Thượng Đế), Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Ba Ha’i. Tín đồ các tôn giáo chiếm khoảng 1/2 dân số tỉnh, cùng với một đội ngũ đông đảo các chức sắc, nhà tu hành, chức việc. Trong hai Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tín đồ, chức sắc các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 


 
Thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 - Dương lịch 2022

    Đồng bào theo tôn giáo ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay nhận thức rõ lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích của công cuộc đổi mới gắn bó mật thiết với lợi ích của bản thân và lợi ích của tôn giáo mình tin theo. Ý thức dân tộc và trách nhiệm xã hội của quần chúng tín đồ tôn giáo được nâng lên; đồng thời, ý thức và tình cảm tôn giáo trong số đông ngày càng phát triển. Nhìn chung, đồng bào theo các tôn giáo khác nhau và đồng bào không theo tôn giáo cùng nhau đoàn kết trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng mở rộng và có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng giàu đẹp.

Trong những năm qua, các thế lực thù địch đặc biệt coi trọng lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền để thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam. Vì vậy công tác tôn giáo của hệ thống chính trị đang là một bộ phận rất quan trọng của công tác dân vận trong thời kỳ mới.

    Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhận thức, quan điểm và chủ trương, chính sách công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước có sự đổi mới sâu sắc. Đảng ta khẳng định: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật; đồng thời đấu tranh ngăn chặn mọi hoạt động lợi dụng tôn giáo làm phương hại tới lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân. Đảng ta đã đặt công tác tôn giáo là công tác quần chúng, công tác dân vận: coi “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”. 

    Bởi, mỗi tôn giáo đều bao gồm các nhà tu hành (chức sắc, chức việc, tu sĩ…) và đông đảo tín đồ. Ьương nhiên mọi sinh hoạt tôn giáo đều là sinh hoạt của một cộng đồng người có chung tín ngưỡng - tính quần chúng trong sinh hoạt tôn giáo. Quần chúng tôn giáo có nét đặc thù riêng, họ có niềm tin tôn giáo, có đời sống tâm linh nhạy cảm. Niềm tin tôn giáo là niềm tin không cần kiểm chứng, nó rất dễ đi vào quần chúng, dễ dàng được tiếp nhận và nhờ đó nó lan truyền rất nhanh, đồng thời tôn giáo cũng rất dễ bị lợi dụng bởi sự sùng tín của tín đồ. Do vậy, phải thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, nâng cao nhận thức, sự hiểu biết pháp luật cho họ.

    Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo thuộc lĩnh vực quản lý có nhiều nét đặc thù. Vận động để đồng bào theo đạo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách thì việc quản lý của Nhà nước mới đạt kết quả tốt. Mục đích của quản lý Nhà nước là hiệu quả xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội luôn phải có sự kết hợp giữa giải pháp của quản lý Nhà nước và công tác vận động quần chúng. Nếu phải sử dụng giữa hai phương pháp: áp dụng chế tài hành chính hay vận động thì việc dùng phương pháp vận động vẫn là phương pháp ưu tiên trong xử lý các vấn đề liên quan đến tôn giáo. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo cũng là một nội dung quan trọng trong công tác vận động quần chúng. Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tạo môi trường thuận lợi cho tín đồ an tâm tu hành là điều quan trọng tạo nên sự ổn định cho cơ sở, làm “yên dân, giữ vững ổn định xã hội, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. 

    Các thế lực phản động, thù địch và các đối tượng xấu lợi dụng tôn giáo vì mục đích chính trị, mưu lợi ích cá nhân thường dựa vào đức tin và lòng sùng đạo của tín đồ lôi kéo họ nêu ra những yêu sách, đòi hỏi với chính quyền; hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi. Ở đâu làm tốt công tác vận động, giải thích mà đồng bào hiểu thì ở đó ng¬ười có ý đồ xấu không lợi dụng được; ở những nơi không làm tốt công tác vận động thì ng¬ười có ý đồ xấu càng có chỗ dựa để kích động quần chúng gây áp lực với chính quyền, hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cho tình hình ở địa phương phức tạp.
Để làm tốt công tác tôn giáo đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tôn giáo, với những nội dung tham khảo, sau đây: 

    Một là, động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu n¬ước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc. Đồng bào tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, có nhiều công lao đóng góp cho quê hương, đất nước thông qua các phong trào: “phụng đạo, yêu nước”, “kính Chúa, yêu Nước”, “tốt đời, đẹp đạo”…đã trở thành những truyền thống quý báu. Công tác vận động quần chúng tôn giáo bằng nhiều hình thức, phương pháp khơi dậy và phát huy những truyền thống quý báu đó; phát huy những nhân tố tích cực trong đồng bào theo đạo, phát động phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh. Tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng tôn giáo nhận thức rõ công cuộc xây dựng xã hội mới do Đảng ta lãnh đạo vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, mục tiêu ấy phù hợp với đạo lý của tôn giáo. Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ chức sắc và tín đồ các tôn giáo.

    Hai là, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào theo đạo; quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho các sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật của quần chúng tôn giáo; giúp đồng bào nâng cao trình độ về mọi mặt, có đủ tình cảm, trí tuệ đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và kiến thiết tỉnh nhà. Cần triển khai các mặt công tác, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đem lại lợi ích thiết thực cho quần chúng tín đồ tôn giáo. Giúp người theo đạo làm ăn có hiệu quả, thông qua các chương trình, dự án, các mô hình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ, làm trang trại, chăm sóc sức khoẻ, nước sạch, xây dựng kết cấu hạ tầng: điện, đường, trường, trạm,… từng bước nâng cao đời sống của đồng bào có đạo. Tạo môi trường thuận lợi cho tín đồ an tâm tu hành, quan tâm tới các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo bình thường của quần chúng tôn giáo như: tham gia và thực hiện các nghi lễ tôn giáo, có nơi thờ tự, có người chăm lo việc đạo, kinh sách…

    Ba là, vận động đồng bào có đạo, các chức sắc tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội, cùng toàn xã hội quan tâm người tàn tật, trẻ mồ côi, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thể hiện đạo lý của dân tộc đối với những người có công với đất nước, dân tộc. Tham gia tích cực việc phòng, chống các tệ nạn xã hội. Phát huy tinh thần nhân ái, từ thiện, giúp đỡ nhau trong cộng đồng của đồng bào có đạo, xây dựng tình làng nghĩa xóm, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giúp cho tín đồ tôn giáo “gắn bó đạo với đời”.

    Bốn là, động viên các chức sắc, nhà tu hành, quần chúng tín đồ tôn giáo tuỳ theo độ tuổi, giới tính tham gia các tổ chức đoàn thể nhân dân, hội quần chúng như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi… Các đoàn thể, theo đối tượng vận động phải kết nạp ngày càng đông đoàn viên, hội viên là tín đồ tôn giáo. Đặc biệt quan tâm chăm lo tập hợp, giáo dục lớp trẻ, vận động họ tham gia tích cực các phong trào do các đoàn thể phát động; qua sinh hoạt đoàn thể, tham gia các phong trào chung mà tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào theo đạo góp sức vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

    Năm là, vận động quần chúng tham gia đấu tranh, phê phán, giáo dục với những ng¬ười có hành vi vi phạm quyền tự do tín ngư¬ỡng, tôn giáo của công dân; lợi dụng tôn giáo để lôi kéo quần chúng tín đồ gây rối trật tự trị an; đòi hỏi những điều mà luật pháp không cho phép; ngăn chặn những hành vi gây chia rẽ trong Nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo ảnh hưởng trật tự an ninh và an toàn xã hội.
Sáu là, quần chúng tôn giáo có nét đặc thù riêng, vì vậy, trong công tác vận động quần chúng tôn giáo cần lưu ý:

    - Để công tác vận động có hiệu quả phải có thái độ thân thiện, thực sự gần gũi với quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo; tôn trọng đức tin tôn giáo, tránh xúc phạm tới tình cảm tôn giáo của họ; cần có sự hiểu biết nhất định về giáo lý, giáo luật, lễ nghi của từng tôn giáo, nắm vững chủ tr¬ương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo để có phương pháp vận động phù hợp.

    - Phải làm tốt công tác tranh thủ chức sắc tôn giáo, nhất là chức sắc cao cấp, biết thông qua chức sắc để quản lý các hoạt động của giáo hội, thông qua giáo hội để hướng dẫn các tín đồ tôn giáo.

    - Khơi dậy, động viên chức sắc, tín đồ làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm công dân và nghĩa vụ của tín đồ; tuyệt đối tránh xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của họ. Vấn đề này, Lênin đã chỉ rõ: “…Ai làm hại đến tình cảm tôn giáo, người đó sẽ gây thiệt hại lớn. Cần phải đấu tranh bằng tuyên truyền, bằng giáo dục. Nếu hành động thô bạo, chúng ta sẽ làm cho quần chúng tức giận; hành động như vậy sẽ càng gây thêm chia rẽ trong quần chúng về vấn đề tôn giáo, mà sức mạnh của chúng ta là ở sự đoàn kết.”[2].

    Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào theo đạo là nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo, đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới đối tượng quần chúng có tính đặc thù. Công tác vận động quần chúng tôn giáo là nền tảng, là chỗ dựa cho quản lý Nhà nước về tôn giáo. Công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo luôn đòi hỏi chiều sâu với sự thể hiện nhuần nhuyễn; phải tìm tòi kinh nghiệm và sáng tạo cái mới phù hợp với đặc điểm của từng tôn giáo và quần chúng tín đồ các tôn giáo. Tôn giáo còn tồn tại lâu dài thì công tác vận động đồng bào theo đạo còn gắn bó và đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo phải có lập trường tư tưởng vững vàng, không ngừng nâng cao kiến thức hiểu biết về tôn giáo, về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, thư¬ờng xuyên rút kinh nghiệm để đổi mới, sâu sát cuộc sống, tiến hành công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo có hiệu quả.

Bài, ảnh: Nguyễn Văn Luận - Phòng DVNN, DT&TG – Ban Dân vận Tỉnh ủy 


Lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và Nguyên Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh uỷ qua các thời kỳ Quang cảnh buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng Tập thể điển hình Cá nhân điển hình Cá nhân điển hình Đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ôn lại truyền thống 90 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng Đồng chí Lâm Văn Mẫn – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu trong buổi họp mặt Bí thư Tỉnh ủy Lâm Văn Mẫn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Thị Cẩm Đào trao quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Dương Sà Kha
video

Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 34
  • Trong tuần: 1 256
  • Tất cả: 357413
Cơ quan chủ quản: Ban Dân vận Tỉnh ủy ST - Thường trực BCĐ Quy chế Dân chủ cơ sở Địa chỉ: 247 Nguyễn Trung Trực, Phường 2, TP Sóc Trăng Điện thoại: 0299.3822966 - 0299.3812250; Fax: 0299.3822966; Email: trangtinbandanvansoctrang@gmail.com Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Hồng Cẩm - Phó trưởng Ban Biên tập, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy - Website: http://www.danvan.soctrang.gov.vn.