Dân vận khéo trong vùng dân tộc Khmer
    Long Phú là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm 28,60%, với 27.126 người; đông nhất là đồng bào Khmer, với 25.960 người, chiếm 27,43%. Xác định công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, trong vùng đồng bào Khmer nói riêng là nhiệm vụ quan trọng. Thời gian qua, Ban chỉ đạo phong trào thi đua thực hiện Dân vận khéo huyện Long Phú đã có nhiều cách làm hiệu quả, thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thân cho bà con.

    Theo đồng chí Dương Thanh Toàn – UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Long Phú: “Thời gian qua, Ban Chỉ đạo Phong trào thi đua thực hiện “Dân vận khéo” huyện Long Phú nói chung, công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, đã da dạng hóa các hình thức vận động bà con nhân dân, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác dân vận. Từ đó, phong trào thi đua thực hiện Dân vận khéo vùng đồng bào dân tộc Khmer luôn được các vị sư sãi, người có uy tín, các chức sắc, tôn giáo và đồng bào phật tử đồng thuận, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”. Theo đó, các cấp ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, nội dung công tác dân vận được đưa vào sinh hoạt Đảng và các đoàn thể hàng tháng; kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục với việc phân công, giao nhiệm vụ cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhất là người có uy tín, chức sắc, chức việc. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động. Ban Thường vụ Huyện ủy, phối hợp mở nhiều lớp  bồi dưỡng, tập huấn cho lực lượng làm công tác dân vận ở các cấp ủy.

Đồng bào Khmer hiến đất, mở đường, xây cầu đóng góp xây dựng quê hương



    Cấp ủy, chính quyền các cấp đã chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình, quyết định của Chính phủ về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện như: Xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, chính sách tín dụng, nhà ở, đất ở, đất sản xuất; xây dựng hệ thống chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay có 100% ấp trên địa bàn huyện có đồng bào dân tộc thiểu số đều có chi bộ, chi đoàn, chi hội trong các ấp, qua đó góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc, đời sống kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được nâng lên rõ rệt. 

    Điều đáng ghi nhận là ở mỗi địa phương, Ban Chỉ đạo phong trào thi đua thực hiện Dân vận khéo đều có cách làm hay, sáng tạo để vận động bà con tích cực tham gia đóng góp xây dựng quê hương, cùng nhau giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, nhất là phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; vận động bà con tham gia xây dựng quy chế dân chủ; xây dựng hương ước, quy ước, nhằm giữ gìn nếp sống văn minh; phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa dân tộc, bài trừ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội. Điển hình một số mô hình Dân vận khéo trong vùng đồng bào dân tộc hiện đang phát huy hiệu quả như: Mô hình nuôi bò sinh sản, nuôi dê, sen – lúa – cá; mô hình tín đồ tôn giáo đảm bảo an ninh trật tự; mô hình thắp sáng đường quê; mô hình xây hàng rào, cột cờ; mô hình tuyến đường hoa kiểu mẫu, màu xuống chân ruộng … của khối Dân vận xã Trường Khánh. Mô hình có đèn đường thắp sáng ban đêm; mô hình phòng, chống tội phạm; mô hình vận động bà con xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn; tiếng kẻng an ninh; hiến đất mở đường, xây cầu, thực hiện an sinh xã hội, mô hình đóng góp xây dựng quỹ khuyến học; mô hình xây dựng nhà ở cho hộ nghèo người Khmer; mô hình hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ cây, con giống, vận động quỹ cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo … của Khối Dân vận xã Tân Hưng và xã Long Phú. Mỗi một mô hình trị giá từ hơn 100 triệu đồng đến vài tỷ đồng.

    Những kết quả đạt được trong công tác dân vận đã góp phần nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Khmer nói riêng. Tin tưởng rằng, với nhiều mô hình đạt hiệu quả, cách làm hay, sáng tạo, khéo vận động, tuyên truyền, bà con các dân tộc trên địa bàn huyện Long Phú luôn đoàn kết, tương trợ, thực hiện thắng lợi công cuộc đối mới của Đảng, chung sức xây dựng quê hương Long Phú ngày càng phát triển giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

                                     Bài, ảnh: Sóc Ca - Đài truyền thanh huyện Long Phú

 
Lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và Nguyên Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh uỷ qua các thời kỳ Quang cảnh buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng Tập thể điển hình Cá nhân điển hình Cá nhân điển hình Đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ôn lại truyền thống 90 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng Đồng chí Lâm Văn Mẫn – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu trong buổi họp mặt Bí thư Tỉnh ủy Lâm Văn Mẫn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Thị Cẩm Đào trao quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Dương Sà Kha
video

Thống kê truy cập
  • Đang online: 48
  • Hôm nay: 551
  • Trong tuần: 1 224
  • Tất cả: 457320
Cơ quan chủ quản: Ban Dân vận Tỉnh ủy Sóc Trăng - Thường trực BCĐ Quy chế Dân chủ cơ sở Địa chỉ: 247 Nguyễn Trung Trực, Phường 2, TP Sóc Trăng Điện thoại: 0299.3822966 - 0299.3812250; Fax: 0299.3822966; Email: trangtinbandanvansoctrang@gmail.com Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Hồng Cẩm - Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Biên tập - Website: http://www.danvan.soctrang.gov.vn.